- VINH DANH CÔ GIÁO HÀ THANH THỦY – PHÓ HIỆU TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG
- CHÚC MỪNG THÀNH TÍCH ẤN TƯỢNG TẠI CUỘC THI GIÁO VIÊN GIỎI CỤM ĐỐNG ĐA
- HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP CỤM NĂM HỌC 2024 - 2025
- KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO HỌC SINH NĂM HỌC 2024 - 2025
- Tinh hoa giáo dục Thủ đô với Giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo
[ CẬP NHẬT KIẾN THỨC VỀ Virus n Cov ]
1. Họ Coronavirus là gì? Chủng virus 2019n-CoV là gì?
Virus Corona (CoV) là một nhóm gồm các loại virus thuộc phân họ Orthocoronavirinae, họ Coronaviridae, bộ Nidovirales . Các loại virus Corona gây bệnh lây truyền từ động vật sang người, nghĩa là nó có thể lây lan từ động vật sang người. Virus Corona có thể gây bệnh từ cảm lạnh thông thường đến các bệnh nặng hơn, như Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV) và Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV). Các cuộc điều tra trước đây nghi ngờ rằng SARS-CoV được truyền từ dơi sang cầy hương rồi sang người, và MERS-CoV truyền từ lạc đà một bướu sang người. Một loại virus Corona mới, chẳng hạn như 2019-nCoV, là một chủng mới mà trước đây chưa thấy ở người.
Tháng 12 năm 2019, một loại coronavirus mới được gọi là 2019-nCoV gây nên dịch bệnh viêm phổi tại Vũ Hán, Trung Quốc. Loại virus này được cho là bắt nguồn từ động vật bị bệnh sau đó lây sang người. 2019-nCoV mới xuất hiện gần đây không giống với coronavirus gây ra Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) hoặc coronavirus gây ra Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS). Tuy nhiên, các phân tích di truyền cho thấy virus này xuất hiện từ một loại virus liên quan đến SARS. Hiện nay, những cuộc điều tra đang diễn ra để tìm hiểu thêm.
2. Các triệu chứng của bệnh là gì?
Theo cdc.gov các loại Virus Corona thông thường ở người, bao gồm: 229E, NL63, OC43 và HKU1 thường gây ra các bệnh về đường hô hấp giống như dịch SARS. Các triệu chứng mắc Virus Corona bao gồm:
- Sốt cao và liên tục
Khi bị nhiễm virus, cơ thể bị nhiễm trùng và thân nhiệt tăng cao. Nhiệt độ cơ thể càng tăng chứng tỏ tình trạng nhiễm trùng càng nặng hơn, cơn sốt có khi tăng từ 39 đến hơn 40 độ C. Mặc dù nhiệt độ cơ thể tăng lên nhưng người bệnh lại cảm thấy run lạnh, dẫn tới chảy nước mũi. Sốt cao dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.
- Ho và khô họng
Biểu hiện ho đi kèm khi sốt cao là do mất nước. Người bệnh sẽ thở bằng miệng nhiều hơn bằng mũi, thở nhanh và hơi thở ngắn dẫn đến khô mũi và khô họng gây kích thích vùng hầu họng dẫn tới ho.
- Đau đầu
Sốt thì mạch sẽ nhanh do áp lực máu mạnh trong lòng mạch máu. Khi bị sốt máu đi tới các cơ quan sẽ nhiều gây tăng áp lực co bóp mạnh dẫn tới đau đầu. Nên giảm căng thẳng và thư giãn.
- Người mệt mỏi
Khi cơ thể sốt do nhiễm virus, người bệnh cảm thấy mệt mỏi vì cơ thể bị mất nước qua hơi thở và nước tiểu, giảm các ion điện giải trong cơ thể như Ca, Na, K, Mg... Đây được coi là triệu chứng đặc hiệu của sốt virus.
- Giảm bạch cầu lympho
Theo tạp chí The Lancet, 63% số bệnh nhân mắc virus corona có biểu hiện giảm bạch cầu lympho (bạch cầu lympho giống như kiểu áo giáp bảo vệ cơ thể) và 100% xuất hiện bất thường trên CT-scan lồng ngực.
- Khó thở
Ngoài biểu hiện sốt cao bất thường, virus corona sẽ tấn công mạnh vào hệ hô hấp, gây viêm phổi nên dẫn đến tình trạng thiếu oxy, khó thở rõ rệt, đây là một dấu hiệu mà cảm lạnh thông thường không có.
Thời gian trung bình từ khi khởi phát bệnh đến xuất hiện triệu chứng khó thở là 8 ngày (IQR: 5-13 ngày)
3. Cơ chế nCoV lây lan như thế nào?
Vi-rút này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm. Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.
Mới đây nhất, theo Tân Hoa xã, các chuyên gia Trung Quốc cảnh báo virus nCoV gây bệnh viêm đường hô hấp cấp nguy hiểm hiện nay có thể truyền nhiễm qua hệ tiêu hóa. Các chuyên gia y tế thuộc Bệnh viện Nhân dân của Đại học Vũ Hán và Viện virus học Vũ Hán thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã phối hợp nghiên cứu và đưa ra kết luận trên. Họ tìm thấy acid nucleic của virus trong chất bài tiết và trực tràng sau khi phát hiện dấu hiệu ban đầu của một số ca nhiễm bệnh lại chỉ là tiêu chảy chứ không phải sốt như các trường hợp phổ biến. Nhóm nghiên cứu cho rằng ngoài truyền nhiễm qua tiếp xúc hoặc đường hô hấp, chủng mới của virus corona còn có khả năng truyền nhiễm qua đường phân-miệng nhất định.
4. Làm thế nào để kiểm tra một người có nhiễm 2019-nCoV hay không? Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và các sở y tế sẽ làm gì?
Tại thời điểm này, các kiểm tra chẩn đoán chính xác 2019-nCoV chỉ có thể được tiến hành tại các cơ sở y tế được phép thực hiện xét nghiệm. Kỹ thuật xác định chủng 2019-nCov đó là kỹ thuật Real time RT - PCR với bệnh phẩm là dịch đường hô hấp, đờm, dịch nội khí quản được thu thập bằng tăm bông và bảo quản trong môi trường phù hợp. Trong trường hợp người mới nghi nhiễm virus Corona, các cơ sở y tế sẽ làm thủ tục lưu mẫu máu để chuyển đến các đơn vị được Bộ Y tế cho phép khẳng định.
Về nguyên tắc điều trị bệnh, các ca bệnh nghi ngờ đều phải được khám ở khu riêng tại bệnh viện, được lấy bệnh phẩm đúng cách để làm xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán xác định bệnh. Ca bệnh cần nhập viện theo dõi và cách ly hoàn toàn. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh vì vậy chủ yếu điều trị triệu chứng, phát hiện và xử trí kịp thời tình trạng suy hô hấp, suy thận và các tạng khác (nếu có). Ngày 16/1/2020, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 125/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút Corona mới (nCoV) cho tất cả các cơ sở y tế trên toàn quốc.
5. Làm thế nào để bảo vệ bản thân, giảm nguy cơ lây nhiễm nCoV?
Bộ Y tế cũng đã đưa ra khuyến cáo về cách phòng ngừa dịch bệnh do virus corona hiện nay, bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây:
- Nếu đang có triệu chứng ho, sốt hay khó thở thì tránh đi lại, tránh đến nơi đông người. Đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra thăm khám, đồng thời, chia sẻ lịch trình di chuyển của bạn với nhân viên y tế.
- Tránh tiếp xúc với người bị sốt, ho. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn ít nhất 20 giây, tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng.
- Dùng tay hoặc khăn giấy che kín miệng khi ho, hắt hơi sau đó rửa tay sạch lại bằng xà phòng, bỏ giấy vào thùng rác.
- Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
- Tránh tiếp xúc gần với các động vật nuôi hoặc hoang dã.
- Đeo khẩu trang khi đi đến chỗ đông người hoặc khi tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh. Các loại khẩu trang y tế hoặc khẩu trang vải đều có thể sử dụng, tuy nhiên phải vứt đi ngay sau khi dùng (khẩu trang y tế) hoặc giặt xà phòng (khẩu trang vải).
- Tăng cường sức đề kháng bằng cách uống nhiều nước, bổ sung các loại vitamin cần thiết, ăn uống đủ chất dinh dưỡng.
CHÚC CÁC EM HS TRƯỜNG THPT ĐỐNG ĐA CÙNG CÁC PHHS LUÔN MẠNH KHỎE, MONG CÁC EM GIỮ VỮNG TÍNH TỰ HỌC TRONG NHỮNG NGÀY TẠM NGHỈ NÀY.