- VINH DANH CÔ GIÁO HÀ THANH THỦY – PHÓ HIỆU TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG
- CHÚC MỪNG THÀNH TÍCH ẤN TƯỢNG TẠI CUỘC THI GIÁO VIÊN GIỎI CỤM ĐỐNG ĐA
- HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP CỤM NĂM HỌC 2024 - 2025
- KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO HỌC SINH NĂM HỌC 2024 - 2025
- Tinh hoa giáo dục Thủ đô với Giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo
GD&TĐ - Để tạo ra môi trường học tập hạnh phúc thì việc thay đổi nhận thức, tạo động lực, chuyển biến trong mỗi người thầy vô cùng quan trọng, cần thiết.
GV không chỉ trao truyền kiến thức mà còn đóng vai trò là người sẻ chia, ươm mầm ngọn lửa, nhiệt huyết trong mỗi học trò. Đó là chia sẻ của cô Đỗ Thị Thu Huyền - GV Ngữ văn, Trường THPT Đống Đa (Hà Nội) về trường học hạnh phúc.
Mỗi lớp học như một gia đình hạnh phúc
Cô giáo Đỗ Thị Thu Huyền, quan niệm: Trường học hạnh phúc là khi GV cảm thấy hạnh phúc. Mỗi cá nhân luôn cảm thấy muốn đến trường với những hứng thú, niềm vui, có sự mong chờ. Giáo viên hạnh phúc sẽ làm cho HS hạnh phúc.
Các em chờ mong đến trường để gặp bạn bè, thầy cô giáo. Trường học không chỉ là nơi trao cho học sinh kiến thức và kỹ năng trong cuộc sống mà còn là nơi nuôi lớn tình yêu thương và niềm hy vọng.
C ô Huyền cho rằng, muốn xây dựng trường học hạnh phúc, tiêu chí đầu tiên là phải xây dựng lớp học hạnh phúc. Mỗi lớp học như một gia đình hạnh phúc, nơi các em luôn khát khao xây dựng tổ ấm của mình.
Muốn làm điều này, điều quan trọng hơn cả, mỗi nhà giáo phải là một nhà tâm lý. Lắng nghe cảm xúc của các con, lắng nghe các con trải lòng và trình bày những tâm tư nguyện vọng, đặc biệt là mơ ước của các con.
HS THPT có những mơ ước vượt ngoài tầm với, thậm chí có những mơ ước xa lạ với phụ huynh. Vì thế, GV là người luôn ủng hộ mơ ước của các em, định hướng, vun trồng mơ ước ấy. Khi các con được cô giáo động viên, khuyến khích, các em sẽ hào hứng hăng say để thực hiện ước mơ của mình.
Các em cảm thấy rất hạnh phúc. Đến trường không chỉ được học mà được sống, được trải lòng, được trải nghiệm cảm xúc, vui vẻ, hạnh phúc.
Học sinh ban tự nhiên thường sợ học Văn, nghĩ học Văn là học thuộc. Sau khi lắng nghe tâm tư nguyện vọng của các con, cô Huyền nhận thấy, mình phải thay đổi phương pháp dạy.
Giờ Văn của cô không còn là giờ cô đọc - trò chép mà là giờ học để HS nói lên suy nghĩ, quan điểm của mình. Cô là người định hướng phân tích cho HS quan niệm nào đúng và phù hợp. Các em dần thay đổi quan niệm về môn Ngữ văn, hào hứng hăng say hơn trong mỗi giờ học.
Các em nhận ra rằng, học Văn là phát triển tư duy ngôn ngữ, phát triển trí thông minh cảm xúc. Học Văn là được sáng tạo, thể hiện cảm xúc của mình. Từ đó các em khát vọng chứng minh mình là người có năng lực tư duy, năng lực lãnh đạo.
Được phát triển bản thân một cách tự nhiên, các em không còn cảm thấy áp lực nặng nề khi đi học Văn nữa.
Học sinh được trải nghiệm
Để giúp học sinh có được những trải nghiệm thú vị vừa gợi mở học sinh tự khám phá, giải mã các kí hiệu trong văn bản, trong giờ học, cô Huyền đã đổi mới cách dạy học của mình.
Chẳng hạn khi dạy tác phẩm “Chí Phèo”, cô cho HS thể nghiệm qua 1 đoạn trích biên kịch thành 1 tác phẩm. Các con được trải nghiệm cảm giác Thị Nở bưng cho Chí Phèo bát cháo hành. Với trải nghiệm này, HS nhận được chân lý: Cho đi tình yêu thương sẽ nhận lại tình yêu thương.
Cô Huyền cho biết, việc dựng lại những câu chuyện trong bối cảnh thực tại của hàng chục năm trước trong cái nhìn mới mẻ của chính các em học sinh đã thổi luồng gió mới vào tác phẩm văn học, khiến tác phẩm văn học không xa rời thực tế cuộc sống hiện tại, không nhàm chán, đơn điệu mà có sức hấp dẫn mới.
Đặc biệt, để đóng vai tác giả, nhân vật, học sinh phải đồng cảm, cộng cảm với họ. Tuy nhiên, đóng vai không phải là sự chuyển hóa một cách tuyệt đối, học sinh có thể mang vào đó những cách cảm, cách nghĩ, cách ứng xử của riêng mình trên cơ sở tôn trọng ý nghĩa khách quan của tác phẩm và ý đồ chủ quan của nhà văn.
Theo cô Huyền, tất cả các tác phẩm văn học được học sinh triển khai theo hướng sân khấu hóa và thảo luận, giáo viên sẽ không dạy mà giao hẳn cho các em tự triển khai, điều hành. Giáo viên thì góp ý, điều chỉnh ở từng khâu chuẩn bị.
Để chuẩn bị cho bài học, cô cho HS thảo luận nhóm. Tùy theo tình huống, phải chấp nhận những ý kiến cá nhân của học sinh chứ không ép các em phải hiểu theo một cách cứng nhắc. Đó là lớp học hạnh phúc khi người học được trình bày quan điểm của mình.
Lê Đăng